Dịch Covid-19 buộc nhiều hoạt động, đặc biệt là học tập và sinh hoạt của các bạn sinh viên học sinh bị ảnh hưởng, đa phần mọi người sẽ dành thời gian ở nhà nhiều hơn. Việc ở nhà nhiều đương nhiên sẽ không tốt – trái với tự nhiên – và vì vậy sẽ gây nên nhiều vấn dề về sức khoẻ.

1. Tâm trạng

Ánh sáng mặt trời tăng lượng serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh thúc đẩy cảm xúc. Seratonin thiếu hụt đồng nghĩa với khiến tâm trạng trở nên thất thường, có thể dẫn tới sự chán nản. Ngoài ra, khi ở nhà cả ngày, chúng ta hầu như ít vận động và ít giao tiếp xã hội và điều này sẽ dẫn tới sự tác động tiêu cực lên tâm trạng. Chúng ta sẽ ít tương tác và gần gũi.

2. Sự lo âu & bồn chồn

Ở một chỗ có thể khiến chúng ta có cảm giác dễ cáu bẩn và lo âu. Chúng ta dễ phiền muộn hơn bình thường và/hoặc trở nên phiền muộn vì những thứ không đáng quan trọng.

3. Vấn đề về giấc ngủ

Bạn nghĩ ở nhà sẽ có nhiều cơ hội và thời gian hơn để ngủ? Ấy vậy mà lúc đi ngủ và thức dậy bạn luôn gặp vấn đề. Cơ thể bạn cần được ra ngoài nhiều hơn – có một sự khẳng định chắc chắn: Ánh sáng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đồng hồ bên trong cơ thể mỗi chúng ta, hay người ta còn gọi là nhịp sinh học. Nhịp sinh học phản ứng lại sự kích thích từ môi trường chúng ta đang sống, phần lớn là từ ánh sáng và bóng tối. Ban ngày, những tín hiệu đó được gửi từ não bộ tới các bộ phận của cơ thể giúp thức dậy và hoạt động. Ban đêm thì ngược lại, não tiết ra melatonin, thứ làm cho chúng nghỉ ngơi.

4. Suy giảm hệ thống miễn dịch

Cơ thể luôn cần một lượng ánh sáng đủ để cung cấp vitamin D. Ở trong nhà quá nhiều, đương nhiên, dẫn tới suy giảm lượng vitamin D, mà vitamin D lại là dưỡng chất thiết yếu để xây dựng lên một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, và làm cho việc đánh lui bệnh tật trở nên khó khăn

5. Suy yếu xương và cơ

Một ảnh hưởng nữa của việc thiếu hụt vitamin D là đau nhức xương và suy yếu cơ bắp (hay teo cơ). Những nghiên cứu chỉ ra việc thiếu hụt vitamin D còn gắn liền với những cơn đau mãn tính.

6. Chứng thèm ăn

Đồng hồ sinh học có thể ảnh hưởng tới chứng thèm ăn, nên nếu nhận ra bản thân có hứng thú với việc ăn uống hơn thường ngày, đó là do việc bạn ở trong nhà quá lâu gây ra. Thiếu ánh sáng tự nhiên có thể dẫn tới ăn nhiều hơn bình thường và thèm carbonhidrat

7. Sự mệt mỏi

Nếu bạn thấy cơ thể thiếu năng lượng, vậy đây là lúc để ra ngoài rồi đó. Một nghiên cứu chỉ ra rằng dành nhiều thời gian trong môi trường xanh mát, thiên nhiên có thể tăng năng lượng thể chất và tinh thần lên tới 40%. Ngược lại, ở trong nhà sẽ khiến bạn kiệt quệ và mệt mỏi.

Lời kết: Tranh thủ thời gian giãn cách cách ly xã hội đã kết thúc, nếu có thể hãy ra ngoài vận động nhiều hơn và hít khí trời và hấp thụ ánh nắng lành mạnh – tất nhiên là vẫn duy trì hạn chế tiếp xúc mọi người xung quanh. Dịch bệnh đang được kiểm soát không có nghĩa là nguy cơ tiềm ẩn đã bị đánh tan, do vậy, nhớ giữ khoảng cách 2m và đeo khẩu trang mỗi lúc bạn ra ngoài. Chính phủ và quân đội đã làm rất tốt rồi, không nên vì một vài người vô ý thức mà khiến cộng đồng ảnh hưởng đúng không nào ^.^

Theo Bustle

Chia sẻ