Nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể chúng ta và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các hoạt động trao đổi chất. Do đó, việc bổ sung nước thường xuyên là thực sự cần thiết. Để giúp các bạn “Uống nước đúng cách – Khỏe khoắn mỗi ngày”, hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Những mẹo uống nước cần biết:
- Ngồi uống thay vì đứng:
Khi ngồi uống nước, cơ bắp và hệ thần kinh sẽ thoải mái hơn khi đứng, do đó giúp tiêu hóa thức ăn và các chất lỏng khác dễ dàng hơn, thận cũng tăng tốc quá trình lọc khi ngồi.
- Không uống nhiều nước cùng một lúc:
Thay vì uống một ngụm lớn nước trong một hơi, nên uống từng ngụm nhỏ, nuốt, thở và lặp lại trong suốt cả ngày.
- Uống nước ấm thay vì nước lạnh:
Uống nước ấm giúp tiêu hóa và trao đổi chất thích hợp giúp thúc đẩy giảm cân, giảm đầy hơi. Nước đá quá lạnh làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa của dạ dày, giảm việc cấp máu cho các cơ quan, hoặc có thể dẫn đến táo bón.
Đối với phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc muốn thụ thai thì càng không nên uống nước đá. Vì nước đá lạnh làm đóng băng các enzyme và chất lỏng trong ruột, tạo ra sự tích tụ độc hại. Ngoài ra, các mạch máu co lại khiến sự tích tụ độc hại bị mắc kẹt bên trong thay vì thoát ra qua hệ thống bạch cầu. Co thắt mạch máu ngăn không cho máu lưu thông, hạn chế các cơ quan lấy chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo nước uống sạch:
Nên uống nước đã được lọc bằng máy lọc nước để tránh các tạp chất, chất độc hại tồn đọng trong nước.
Nếu uống nước đun sôi để nguội thì không nên đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước đun sôi đã để quá 2 ngày.
8 thời điểm vàng nên uống nước (1 ly nước = 250ml):
- Sau khi thức dậy: 6:00-7:00 – giúp cơ thể thải độc sau một giấc ngủ dài.
- Khi vào giờ học: 8:00-9:00 – giúp sảng khoái và hoạt động hiệu quả.
- Giờ giải lao, nghỉ trưa: 11:00-12:00 – giúp giảm căng thẳng và bổ sung nước.
- Thức dậy sau giờ nghỉ trưa: 13:00-14:00 – giúp tiêu hóa tốt và giữ vóc dáng.
- Bữa xế chiều: 15:00-16:00 – giúp giảm buồn ngủ, tập trung vào việc học hơn.
- Thời điểm tan học: 17:00-18:00 – giúp xua tan mệt mỏi, giảm đói bụng.
- Bữa tối: 19:00-20:00 – giúp tiêu hóa tốt hơn với một chút nước 30’ trước và sau bữa ăn.
- Trước khi ngủ: 21:00-22:00 – giúp cơ thể trữ đủ nước, thư giãn khi ngủ, tuy nhiên lúc này cũng không nên uống quá nhiều nước.
Các thời điểm không nên uống nước:
- Trước khi ngủ buổi tối:
Uống nước trước khi đi ngủ ngay sẽ dễ phải thức dậy nửa đêm để đi vệ sinh, làm gián đoạn giấc ngủ, hơn nữa gây ảnh hưởng xấu đến thận, bàng quang, hệ thần kinh,… Hãy nên uống nước 1-2 tiếng trước khi ngủ.
- Giữa buổi tập nặng:
Uống nhiều nước khi nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, tim đập nhanh sẽ dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn cân bằng điện giải, gây ra đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, đặc biệt nguy hiểm với người mắc bệnh tim.
Do đó, để đảm bảo an toàn, người tập luyện nên uống
– 450-600ml trước giờ tập 1-2 tiếng.
– 250-300ml trước giờ tập 15’.
– 250ml mỗi 15’ trong lúc tập.
- Khi nước tiểu mất màu:
Khi nước tiểu trong suốt là khi cơ thể đang thừa nước, nồng độ natri bị giảm, dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó cần đặc biệt lưu ý không nên cung cấp thêm nước cho cơ thể vào thời điểm này.
- Khi ăn đồ cay:
Chính phân tử Capsaicin gây ra cảm giác nóng rát khi ăn đồ cay. Do cùng tính chất phân cực nên nước không giúp giảm cay mà còn khiến Capsaicin phát tán mạnh hơn. Do đó nên uống sữa để giảm cảm giác cay vì đây là loại chất lỏng ít phân cực hơn nước.
Thêm vào đó, để giúp tăng sức đề kháng và giải nhiệt cơ thể vào mùa hè nắng nóng, dưới đây là một vài loại nước uống đơn giản mà Nhà Phát thanh gợi ý cho bạn:
- Nước dừa: giúp giảm nguy cơ khó chịu cho đường tiêu hoá, giảm nhanh nhiệt miệng, tăng cường và hồi phục sức khỏe.
- Nước cam hay chanh: giúp đẹp dáng, đẹp da, tăng cường đề kháng cho cơ thể một cách tự nhiên mà không gây độc hại.
- Nước rau má: giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh như sốt, chảy máu cam, rôm sảy…
Hi vọng là với những mẹo nhỏ, cùng với những lưu ý bổ ích trên đây sẽ giúp các bạn hình thành và duy trì thói quen uống nước thật hiệu quả nhé.
Thủy Ngân và Trúc Thi