Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới và Việt Nam, trong tình hình này việc bảo vệ sức khỏe bằng cách tăng cường sức để kháng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Vậy làm thế nào để có một “thành trì” vững chắc bảo vệ sức khỏe trước tình hình dịch căng thẳng như thế này?
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Không có bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào có thể giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch. Nhưng thay vào đó, việc áp dụng những thói quen sống lành mạnh sau đây sẽ có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng của bạn suốt đời.
Dưới đây là một số cách tăng cường sức đề kháng:
1. Thay đổi lối sống
Thói quen sinh hoạt không tốt có thể làm cho hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động một cách trì trệ. Trước tiên, bạn cần phải giảm bớt căng thẳng, đó là thay đổi quan trọng nhất bạn có thể thực hiện. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng sẽ khiến cơ thể bạn bị suy yếu. Bên cạnh đó, bạn cần ngủ đủ giấc, ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm để đẩy mạnh hệ thống miễn dịch của cơ thể.
2. Chế độ ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết để hệ thống miễn dịch hoạt động tốt. Một chế độ ăn giàu vitamin sẽ giúp cơ thể chống oxy hóa. Mặt khác, có thể tăng cường sức đề kháng với nhiễm trùng. Bạn nên lựa chọn các loại hoa quả, thực phẩm như: trái cây và rau màu xanh đậm, đỏ, vàng và cam được đóng gói với chất chống oxy hóa, các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt, kiwi, táo, nho đỏ, cải xoăn, hành tây, rau bina, khoai lang và cà rốt. Các thực phẩm tăng cường miễn dịch khác bao gồm tỏi tươi, có đặc tính kháng vi-rút và kháng sinh. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng, nếu bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, một bát súp gà hấp có thể làm giảm viêm và giúp bạn nhanh khỏe hơn. Ngoài ra, các loại nấm như reichi, maitake và shiitake có thể có tác động mạnh mẽ đến chức năng miễn dịch cũng như tăng cường sản xuất các hóa chất giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
3. Uống đủ nước
Uống đủ nước tùy theo nhu cầu hoạt động của mỗi người. Bao gồm nước lọc, nước trái cây, sữa, canh, súp…
· Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: khoảng 1 lít / ngày
· Trẻ từ 3 tuổi trở lên: nhu cầu dịch 1,3 lít / ngày
· Trẻ trên 10 tuổi, người trưởng thành: cần 1,6 – 2,4 lít / ngày tùy vào mức độ hoạt động nhẹ, vừa hay nặng.
Không nên chờ đến lúc khát mới uống nước bởi điều này không tốt cho cơ thể. Hãy chia các lần uống nước rải đều ra cho cả ngày, mỗi lần chỉ uống một lượng vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc.
Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.
4. Không lạm dụng các chất kích thích
Không phải cứ uống rượu là không tốt đâu nhé. Uống một lượng rượu vừa phải giúp đạt được một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đàn ông không nên uống quá hai ly một ngày và phụ nữ không nên uống quá một ly. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu sẽ khiến ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu và làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Sử dụng các chất kích thích, bao gồm cả cần sa, có tác dụng tương tự đối với các tế bào bạch cầu, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.
5. Tâp thể dục thường xuyên
Việc tập luyện thường xuyên giúp bạn tăng mức IgA, một loại protein có trong hệ thống miễn dịch để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn chặn các mối đe dọa ra khỏi cơ thể bạn và loại bỏ bất kỳ thứ gì xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra còn giúp tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, đẩy mạnh đào thải các chất chuyển hóa độc hại, từ đó mà sức đề kháng được tăng cường. Bạn có thể tập các bài tập thể dục, các môn thể thao phù hợp với thể trạng, giới tính và lứa tuổi như yoga, đi bộ, chạy xe đạp, bơi lội, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, gym…
6. Tiêm vắc-xin
Cần chủng ngừa đầy đủ để tránh bị nhiễm các bệnh lý làm suy giảm sức đề kháng. Hầu hết tất cả người lớn và trẻ em nên tiêm vắc – xin phòng bệnh viêm phổi và tiêm phòng cúm, đặc biệt là người cao tuổi và bất cứ ai có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một căn bệnh nào đó gây ra, chẳng hạn như HIV, ung thư… Trẻ em và thiếu niên cần tiêm các loại vắc- xin sau:
- Viêm gan A và B
- Rotavirus
- Bạch hầu
- Uốn ván
- Ho gà
- Sởi, quai bị, rubella
- Varicella
- Bệnh bại liệt
- Phế cầu
- HPV
- Viêm màng não
- Cúm
- HIB
Trên đây là một số biện pháp có thể giúp bạn cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức để kháng của cơ thể. Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh để cùng nhau vượt qua đại dịch này nhé.