Những ngày gần đây, ở Sài Gòn đang trong đợt nắng nóng diện rộng. Mới đầu hạ nhưng thời tiết rất nóng và oi bức hơn nhiều năm trở lại đây. Nhiều nơi, nhiệt độ ngoài trời lên đến 42 độ làm cho sinh hoạt, vui chơi cũng như học tập của các bạn sinh viên và mọi người bị đảo lộn. Thời tiết này thường khiến bạn uể oải, mệt mỏi, nhìn việc là thấy “đuối”, kém năng động…

Nhiệt độ quá nóng gây cho cơ thể con người cảm giác khó chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ảnh hưởng trên là do nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, từ đó gây ra tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu. Kiệt sức do nhiệt xảy ra khi cơ thể bị mất nước và muối qua mồ hôi quá nhiều mà không kịp bồi phụ nước.

Hãy cùng CLB PTTHSV tìm hiểu những “BÍ KÍP” chóng nóng để bảo vệ cơ thể và tạo ra một cái “khiên” chống đỡ  cơn nắng hè “ như đổ lửa” này các bạn nhé !!!!

1 .Uống nhiều nước

Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết. Cách tốt nhất là uống nước hoa quả, sinh tố hoặc các đồ uống dùng cho tập luyện thể thao. Nếu đang thực hiện các bài tập nặng trong điều kiện nóng bức, bạn cần uống 0,4 đến 0,9 lít mỗi giờ.

Tasty fragrant refreshing mojito with lime and mint on wet black table in bar or restaurant. Blue liqueur and cocktail mojito.

2. Tránh uống quá nhiều đồ lạnh

Mặc dù đồ uống lạnh và kem rất hấp dẫn nhưng chúng thường có tác dụng không tốt lên cơ thể ngoài việc giúp bạn thoải mái trong vài phút. Sử dụng quá nhiều những thực phẩm này cũng như nước ngọt có gas có thể khiến dạ dày bạn bị co thắt.

Không uống rượu, bia vì nó sẽ làm cho bạn mất nước nhiều hơn. Bạn có thể cân nhắc việc uống những loại đồ uống lành mạnh hoặc nước đường để giữ cơ thể mát lạnh và đủ nước.

3. Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm

Thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 – 17h, nắng nóng cao điểm nhất vào khoảng 13 – 16h. Vì thế, các bạn nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này.

Hơn nữa, để thuận tiện hơn, bạn nên sắp xếp các công việc làm ngoài trời vào buổi sáng và chiều tối, tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động khi làm việc,học tập, tập luyện, vui chơi ngoài trời nắng.

4. Sử dụng các phương tiện chống nắng cần thiết khi đi ra ngoài đường

 Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay, vớ chân…) có độ dày thích hợp khi ra đường nhất là trong khoản thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, đặc biệt, hãy chọn những chất liệu vải thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi để có thể bảo đảm vừa bảo vệ được da từ tia cực tím, vừa không ngăn cản việc hấp thụ được vitamin D từ trong ánh mặt trời.

5.Giữ vệ sinh sạch sẽ

Một số bệnh truyền nhiễm mùa hè gây ra bởi các loại sâu bệnh và vi trùng. Ngăn ngừa sự phát triển của những loài này có thể là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Thường xuyên phun thuốc chống muỗi và làm sạch phòng và nhà của bạn với chất khử trùng để ngăn chặn sự phát triển của các loài gây hại đặc biệt là ruồi và gián. Bên cạnh đó, mùa hè thường mồ hôi nhiều ở các vùng cổ, mặt, lưng, bẹn…, nếu không chú ý vệ sinh, những chất này không thoát hết sẽ ứ đọng trong ống bài tiết của da. Nó sẽ làm bít lỗ chân lông và kết hợp với vi khuẩn gây viêm da và nấm da.

6.Tránh việc hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ

Theo tờ Healthday, một trang báo về sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) cần phải có một thời gian “quá độ” chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.

Bởi khi đó, cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời, nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến các hiện tượng chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu, say nắng…

7. Luôn mang theo ô, hoặc mũ, áo mưa dự phòng

Hãy luôn mang theo ô, mũ hoặc áo mưa. Mùa hè đến luôn là những ngày nắng nóng gay gắt nhưng bạn cũng thể biết trước những cơn mưa rào bất chợt. Bạn có thể bị ốm nếu chẳng may bỏ quên vật dụng chống nắng, chống mưa.

8.Sử dụng kem chống nắng đúng cách

Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút để kem có thể liên kết chặt chẽ với da.

Đừng sử dụng quá tiết kiệm hay lạm dụng quá nhiều kem chống nắng. Bôi vừa phải sẽ giúp da tránh bắt nắng vừa giúp da không bị bít lỗ chân lông khi bôi kem quá nhiều.

Close-up view of female hand applying sunscreen on her leg, near the sea. Healthcare.

9.Chăm sóc đường hô hấp

Bật quạt lớn, để điều hòa nhiệt độ thấp khiến khô vùng mũi họng khô các dịch nhầy bảo vệ cơ thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Vì vậy, tốt nhất nên để trong phòng điều hòa hoặc phòng có bật quạt lớn chậu nước giúp giữ ẩm cho phòng. Ngoài ra, buổi tối trước khi đi ngủ có thể xịt thêm thuốc nhỏ mũi để giữ ẩm cho mũi họng.

10.Tránh làm việc quá tải

Công việc quá tải khiến bạn mệt mỏi thường xuyên hơn. Điều này có thể có hại cho việc duy trì một sự cân bằng thích hợp bên trong cơ thể bạn và ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn phải tự mình giảm tải trong công việc. Đây là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất trong mùa hè.

11.Mặc trang phục phù hợp

Bạn không nên mặc những trang phục dày hoặc tối màu vì chúng không có khả năng thông gió tốt. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo nhẹ, đặc biệt là bằng chất liệu cotton. Chúng giữ da bạn khô và phần nào tránh mất nước.

Đồng thời, khi ra ngoài, nên đội mũ rộng vành để che nắng được nhiều và giữ cho đầu luôn mát. Hoặc nếu khi nắng lên đỉnh điểm thì không nên ở ngoài trời quá lâu và cần có mũ nón, kính, áo chống nắng dày dặn để che nắng.

12.Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải

Những loại đồ uống như Aam Panna (kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị) và nước dừa giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên, tốt hơn nhiều so với những đồ uống nhân tạo và có đường như đồ uống thể thao.

Uống một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một ít baking soda trước khi bước ra ngoài giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nắng. Sữa bơ là một đồ uống tại nhà tuyệt vời khác giúp dịu mát cơ thể.

Nguồn :24h.com.vn và Freepik

Chia sẻ