Xây dựng thương hiệu cá nhân – một khái niệm mà tưởng chừng như chỉ cần thiết cho ca sĩ, diễn viên, CEO, nhưng thật chất lại là một kỹ năng thiết yếu cho tất cả mọi người, trong đó có cả sinh viên. Đó là thứ định hình con người bạn, là điều duy nhất không ai có thể lấy đi từ bạn. Cũng là lý do tại sao nhà tuyển dụng lại chọn bạn mà không chọn người khác giữa rất nhiều CV khác trên mặt bàn, nhất là khi các nhà tuyển dụng hiện nay đang bị quá tải với vô số sự lựa chọn. Họ cần sự khác biệt!

Thương hiệu cá nhân có thể hiểu là tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta có về một cá nhân. Hay nói một cách đơn giản, một người được gọi là “có thương hiệu cá nhân” khi họ tạo được niềm tin với mọi người xung quanh và đủ ấn tượng để mọi người có thể liên tưởng và có thiện cảm với mình.

Ví dụ: Khi nhắc đến Hana Lexis, chúng ta nhớ đến một youtuber siêu thú vị đang nhận được nhiều sự quan tâm thời gian gần đây. Câu nói quen thuộc của Hana’s Lexis ở đầu mỗi video đều là  “Hello các bạn! Welcome các bạn đã quay trở lại với channel của Hana’s Lexis. Đây là channel giúp các bạn đi từ khá tiếng Anh lên giỏi tiếng Anh nhờ vào lời khuyên của một cựu chuyên Anh Năng khiếu đang sống và làm việc tại Mỹ, chính là mình!”. Câu nói vô cùng hài hước và ấn tượng đã thu hút một lượng lớn các fan hâm mộ. Với vốn tiếng anh thuộc hàng thượng đẳng cùng khả năng “dịch ngựa lời bài hát”, Hana đã giữ thành công trong việc giữ được nét riêng cho channel của mình giữa hằng hà sa số vlogger trên mạng xã hội hiện nay.

Rất ít người biết xây dựng thương hiệu cá nhân đúng cách. Và dưới đây là các bước giúp sinh viên có thể tự xây dựng thương hiệu cá nhân cho mình.

BƯỚC 1: NHẬN RA ĐIỂM MẠNH CỦA BẢN THÂN

Bước đầu tiên chính là nhận thức được những gì bạn đang làm – bởi vì nếu bạn đã không thích làm một điều gì đó, khả năng cao là bạn cũng không coi trọng công việc đó lắm. Mà nếu bạn đã không sẵn sàng coi trọng và cố gắng hoàn thành công việc của mình tốt nhất có thể, vậy thì sao phải bận tâm tới nó làm gì?

Một khi bạn đã biết bản thân mình thích làm gì rồi, bạn cần đưa ra lời cam kết sẽ làm thật tốt công việc đó trong khả năng tốt nhất của bạn. Nhưng điều này liên quan đến việc bạn phải nhận ra rằng bạn thích làm gì, một triệu ứng viên khác cũng thích làm việc đó, và họ luôn sẵn sàng “chiếm đoạt” vị trí của bạn, vậy điều này có khiến bạn chùn bước hay không?

Các nhãn hàng thường lựa chọn Influencer phù hợp với tính cách thương hiệu thì các doanh nghiệp cũng sẽ lựa chọn những nhân viên phù hợp với môi trường và văn hóa công ty. Như Oppo có gương mặt đại diện là Sơn Tùng MTP trẻ trung và hơi bất cần thì Galaxy S7 lại có Thanh Hằng, cô gái hiện đại và có phần sang trọng. Còn công ty bạn đang theo đuổi, họ tìm kiếm một nhân viên như thế nào? Có phù hợp với thế mạnh của bạn không?

BƯỚC 2: TÌM KIẾM NỀN TẢNG XÃ HỘI

Vấn đề lớn nhất khiến hầu hết mọi người “đâm đầu vào chỗ chết” chính là họ quá nóng vội đi xây dựng cho mình một trang web hoặc dành hàng giờ cố gắng nghĩ ra cách để quảng bá thương hiệu cá nhân.
Nhưng không có cái nào trong số đó thật sự quan trọng cả. Chưa đâu.

Điều đáng bận tâm nhất chính là bạn phải làm chủ cái “ngành” của mình, và mang lại thật nhiều giá trị cho mọi người trong phạm vi cộng đồng ấy. Mọi thành tựu đều bắt nguồn từ đó.Hãy tìm một cộng đồng, lĩnh vực tiềm năng, và bắt đầu phát triển tốt nội dung trong lĩnh vực ấy bạn.
VD: Bạn là đầu bếp? Hãy làm nhiều video về đồ ăn trên Instagram. Bạn là nhà truyền cảm hứng? Hãy đăng lên Facebook video bài phát biểu của bạn.
Sẽ luôn có một cộng đồng cần tới một người như bạn. Hãy tìm kiếm và “trình diễn” ở đó.

BƯỚC 3: HỢP TÁC

Tiếp theo, xây dựng càng nhiều mối quan hệ càng tốt với những Influencer khác trong lĩnh vực của mình. Điều này sẽ mở ra rất nhiều cánh cửa cho bạn – và giúp bạn phát triển số follower (lượng người theo dõi) trong xã hội.

Hãy tìm kiếm những người mà bạn cho là có thể hợp tác và giúp mình tạo nên nội dung hay hơn. Bạn tập thể hình? Hãy chống đẩy cùng với người bạn cho là có tiềm năng, quay lại quá trình đó lại và đăng chúng lên Youtube. Bạn là game thủ? Hãy dual cùng với người bạn giỏi nhất của mình, đăng những clip hài hước lên Snapchat hoặc @tag người ấy vào đó.

Hãy tạo dựng nội dung cùng nhau và trao đổi, đối thoại, thương mại với khán giả. Đôi bên cùng có lợi, cùng phát triển và bạn sẽ có thể kết bạn, nuôi dưỡng những mối quan hệ tuyệt vời trong suốt quá trình hợp tác.

BƯỚC 4: XÂY DỰNG WEBSITE

Một khi bạn đã có lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, giờ là lúc xây dựng website cho riêng mình. Hãy bắt đầu với những trang đơn giản như Squarespace hoặc Wix- không có lí do gì phải nhảy hẳn qua trang mạng WordPress (trừ khi nơi ấy là sở trưởng của bạn)

BƯỚC 5: THỂ HIỆN THƯƠNG HIỆU CỦA MÌNH

Mọi dòng status bạn post, mọi bức ảnh bạn share, đều góp phần xây dựng thương hiệu của chính bạn. Một khi bạn hiểu bạn muốn thương hiệu của mình được nhìn nhận ra sao, bạn hãy bắt đầu xây dựng một kế hoạch truyền thông toàn diện cho bản thân có tầm nhìn, chiến lược với mục tiêu cá nhân cho từng hoạt động của mình như CV, blog, các kênh cá nhân: Facebook, LinkedIn,… đúng với định vị và không thần thánh hóa bản thân.

Lời kết: Nhu cầu tuyển dụng hay xu hướng xã hội luôn thay đổi vì thế mỗi cá nhân không được bảo thủ mà giữ nguyên mãi một hình ảnh của mình. Mỗi người cần linh hoạt để thay đổi những yếu tố nào đó của bản thân để thích ứng kịp thời và làm mới mình trong mắt mọi người.
Hãy cầm giấy bút ra và phác thảo bức tranh thương hiệu của bản thân để bạn có một 2019 với bước chuyển mình lớn cho tương lai nhé

Nguồn tham khảo: Inc.com
Nguồn hình ảnh: Pexels

Chia sẻ